Ngày 27/8, Trường Hy Vọng đón hoa hậu H'Hen Niê ghé thăm. Sau khi đi thăm cơ sở vật chất của trường, H'Hen tham gia talkshow "Ga tàu Hy vọng" do các em học sinh tự viết kịch bản và xây dựng chương trình.
Ngày 27/8, Trường Hy Vọng đón hoa hậu H'Hen Niê ghé thăm. Sau khi đi thăm cơ sở vật chất của trường, H'Hen tham gia talkshow "Ga tàu Hy vọng" do các em học sinh tự viết kịch bản và xây dựng chương trình.
H'Hen Niê xuất hiện trên sân khấu sau màn biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam. Phía dưới, hơn 300 em nhỏ Trường Hy Vọng cổ vũ hoa hậu.
Hoa hậu người dân tộc Ê Đê lần đầu tiên giao lưu cùng các em nhỏ và xúc động khi được chứng kiến môi trường tập thể, nơi các em được rèn luyện tính kỷ luật và lối sống chia sẻ, yêu thương nhau.
H'Hen Niê xuất hiện trên sân khấu sau màn biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam. Phía dưới, hơn 300 em nhỏ Trường Hy Vọng cổ vũ hoa hậu.
Hoa hậu người dân tộc Ê Đê lần đầu tiên giao lưu cùng các em nhỏ và xúc động khi được chứng kiến môi trường tập thể, nơi các em được rèn luyện tính kỷ luật và lối sống chia sẻ, yêu thương nhau.
Cô bày tỏ niềm vui khi được gặp gỡ, giao lưu cùng các em học sinh Trường Hy Vọng và chia sẻ những câu chuyện bản thân đã trải qua để tiếp thêm nghị lực cho chặng đường tương lai.
H'Hen kể về những người thân trong gia đình mình và cho biết chính mẹ đã tạo nên một H'Hen vì cộng đồng; ông ngoại tạo nên một H'Hen biết mơ ước và khát vọng và gia đình đông anh chị em giúp tạo nên một H'Hen chăm chỉ, chịu khó, biết chia sẻ.
Cô bày tỏ niềm vui khi được gặp gỡ, giao lưu cùng các em học sinh Trường Hy Vọng và chia sẻ những câu chuyện bản thân đã trải qua để tiếp thêm nghị lực cho chặng đường tương lai.
H'Hen kể về những người thân trong gia đình mình và cho biết chính mẹ đã tạo nên một H'Hen vì cộng đồng; ông ngoại tạo nên một H'Hen biết mơ ước và khát vọng và gia đình đông anh chị em giúp tạo nên một H'Hen chăm chỉ, chịu khó, biết chia sẻ.
Màn hình chiếu lá thư của Hờ Loan kể chuyện mình từng bị các bạn trêu vì màu da đen. Hoa hậu H' Hen Niê cười và khích lệ tinh thần các bạn nhỏ hãy luôn là chính mình. "Hen tin rằng khi chúng ta có ước mơ, chúng ta theo đuổi ước mơ và cuộc sống cũng vì thế sẽ đẹp hơn", cô nói.
Câu chuyện trong lá thư của Hờ Loan đã gợi ý tưởng để Quỹ Hy Vọng kết nối hoa hậu H' Hen Niê với các em nh, giúp các em tự tin hơn trên hành trình trưởng thành của mình.
Tại chương trình, H’Hen Niê đã khởi xướng dự án một triệu cuốn sách cho thư viện Trường Hy Vọng với mong muốn không chỉ các bạn nhỏ ở đây mà bất cứ ai yêu sách, muốn tìm tòi học hỏi kiến thức đều có thể đến đọc.
Màn hình chiếu lá thư của Hờ Loan kể chuyện mình từng bị các bạn trêu vì màu da đen. Hoa hậu H' Hen Niê cười và khích lệ tinh thần các bạn nhỏ hãy luôn là chính mình. "Hen tin rằng khi chúng ta có ước mơ, chúng ta theo đuổi ước mơ và cuộc sống cũng vì thế sẽ đẹp hơn", cô nói.
Câu chuyện trong lá thư của Hờ Loan đã gợi ý tưởng để Quỹ Hy Vọng kết nối hoa hậu H' Hen Niê với các em nh, giúp các em tự tin hơn trên hành trình trưởng thành của mình.
Tại chương trình, H’Hen Niê đã khởi xướng dự án một triệu cuốn sách cho thư viện Trường Hy Vọng với mong muốn không chỉ các bạn nhỏ ở đây mà bất cứ ai yêu sách, muốn tìm tòi học hỏi kiến thức đều có thể đến đọc.
Trong chương trình "Ga tàu Hy Vọng", các em nhỏ diễn vở kịch "Hoa quả án", câu chuyện thật xảy ra ở Trường Hy Vọng và mang dáng dấp như những câu chuyện trong cuốn sách Quân khu Nam Đồng của nhà văn Bình Ca với những tiếng cười của người tham dự, trong đó có tác giả của cuốn sách.
Trong chương trình "Ga tàu Hy Vọng", các em nhỏ diễn vở kịch "Hoa quả án", câu chuyện thật xảy ra ở Trường Hy Vọng và mang dáng dấp như những câu chuyện trong cuốn sách Quân khu Nam Đồng của nhà văn Bình Ca với những tiếng cười của người tham dự, trong đó có tác giả của cuốn sách.
Nhà văn Bình Ca chia sẻ cho các em nhỏ về những "trận đánh giữa các quân khu", sự thiếu thốn của những người lính trong thời chiến và chuyện những đứa trẻ ở "Quân khu Nam Đồng" xa cha mẹ, có bạn không bao giờ được gặp lại mẹ cha vì chiến tranh. Ông tin các học sinh Trường Hy Vọng sẽ được lớn lên, trưởng thành trong tình yêu thương.
Nhà văn Bình Ca chia sẻ cho các em nhỏ về những "trận đánh giữa các quân khu", sự thiếu thốn của những người lính trong thời chiến và chuyện những đứa trẻ ở "Quân khu Nam Đồng" xa cha mẹ, có bạn không bao giờ được gặp lại mẹ cha vì chiến tranh. Ông tin các học sinh Trường Hy Vọng sẽ được lớn lên, trưởng thành trong tình yêu thương.
Sau talkshow, nhà văn Bình Ca ký tặng sách Quân khu Nam Đồng và Đi Trốn cho các học sinh.
Sau talkshow, nhà văn Bình Ca ký tặng sách Quân khu Nam Đồng và Đi Trốn cho các học sinh.
Tiếp nối chuỗi hoạt động đầu năm, ngày 28/8, hơn 300 học sinh Trường Hy Vọng được tham quan, vui chơi miễn phí tại Tổ hợp vui chơi giải trí Da Nang Downtown (quận Hải Châu, Đà Nẵng), với các trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, đu quay tốc độ cao.
Các em học sinh Trường Hy Vọng vừa trải qua kỳ nghỉ hè ở quê nhà cùng người thân và chào đón hơn 100 thành viên mới hồi đầu tháng 8.
Trường Tiểu học, THCS và THPT Hy Vọng là nơi nuôi dạy học sinh mồ côi cha mẹ do Covid-19. Trường tiếp nhận học sinh từ 6 đến 18 tuổi, ưu tiên các em hoàn cảnh khó khăn, có nguyện vọng và được người giám hộ chấp thuận.
Tiếp nối chuỗi hoạt động đầu năm, ngày 28/8, hơn 300 học sinh Trường Hy Vọng được tham quan, vui chơi miễn phí tại Tổ hợp vui chơi giải trí Da Nang Downtown (quận Hải Châu, Đà Nẵng), với các trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, đu quay tốc độ cao.
Các em học sinh Trường Hy Vọng vừa trải qua kỳ nghỉ hè ở quê nhà cùng người thân và chào đón hơn 100 thành viên mới hồi đầu tháng 8.
Trường Tiểu học, THCS và THPT Hy Vọng là nơi nuôi dạy học sinh mồ côi cha mẹ do Covid-19. Trường tiếp nhận học sinh từ 6 đến 18 tuổi, ưu tiên các em hoàn cảnh khó khăn, có nguyện vọng và được người giám hộ chấp thuận.
Học sinh Trường Hy Vọng vui chơi tại công viên giải trí lớn nhất Đà NẵngHọc sinh Trường Hy Vọng vui chơi tại Tổ hợp giải trí Da Nang Downtown. Video: Nguyễn Đông - Anh Phú
Nguyễn Đông